Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Âm nhạc cổ truyền Việt Nam ở hải ngoại

Go down 
Tác giảThông điệp
phuongloan
Admin
phuongloan


Tổng số bài gửi : 443
Join date : 28/01/2010
Age : 39

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam ở hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Âm nhạc cổ truyền Việt Nam ở hải ngoại   Âm nhạc cổ truyền Việt Nam ở hải ngoại Empty10/3/2010, 9:33 pm

Nam ở hải ngoại Mar 12, '09 1:17 PM
for everyone

30 Tháng một 2001
Ở hải ngoại, người Việt không có thời gian ngồi thưởng thức tiếng đàn tranh hay đi xem diễn cải lương. Và cũng bởi lớp trẻ ra nước ngoài khi mới 7-10 tuổi bây giờ đang ở tuổi 32-35 hoàn toàn xa lạ với văn hóa Việt Nam và hầu như không nói tiếng Việt.
Họ nghe nhạc pop - rock bởi theo họ đó mới là âm nhạc của thời đại. Các buổi biểu diễn cải lương hay nhạc cụ dân tộc càng ngày càng hiếm hoi vì không có khán giả. Các bậc cha mẹ không khuyến khích con cái đi xem vì nhạc truyền thống quá buồn tẻ với những đứa trẻ chẳng biết được bao nhiêu tiếng Việt.

Tại Paris (Pháp), chỉ có cặp vợ chồng nghệ sĩ Trần Quang Hải và Bạch Yến luôn nỗ lực truyền bá âm nhạc Việt Nam ra thế giới từ hơn 30 năm nay dưới hình thức các buổi hòa nhạc, dẫn giải âm nhạc trong trường học, hội thảo và trình diễn trong các trường đại học, tham dự các liên hoan âm nhạc dân tộc thế giới. Ngoài ra, trong số các nghệ sĩ nhạc dân tộc Việt Nam đang sống ở nước ngoài nổi lên hai gương mặt: Phương Oanh với nhóm Phượng Ca và Quỳnh Hạnh - nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc.

Phượng Oanh, trước đây là giảng viên đàn tranh tại trường Hoa Sim (Sài Gòn), đến Pháp năm 1976. Bà thành lập nhóm Phượng Ca với mục đích tổ chức một trường học âm nhạc truyền thống Việt Nam tại châu Âu. Bà đã tập hợp được 40 nữ sinh và một số bạn trẻ khác vào học đàn tranh. Công việc của bà được sự ủng hộ của giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại bởi việc kết hợp âm nhạc dân tộc Việt Nam với lối hòa âm châu Âu tạo ra thứ nhạc giao thoa độc đáo.

Quỳnh Hạnh đến Pháp cuối những năm 80. Chị là nghệ sĩ đàn tranh và đàn bầu. Chị đã tiếp tục nghiên cứu về âm nhạc học tại Đại học Paris IV- Sorbonne và hiện đang làm luận án tiến sĩ về cây đàn bầu. Quỳnh Hạnh mở nhiều lớp giảng về âm nhạc cổ truyền Việt Nam, dạy chơi đàn tranh, đàn bầu... cho thanh niên Việt kiều cũng như tổ chức nhiều buổi biểu diễn trước công chúng châu Âu và Việt kiều.

Một nhóm khác là Hội Nghệ sĩ Việt Nam tại Paris, được thành lập năm 1986 bởi nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Hữu Phước (đã mất năm 1998) tập hợp được nhiều giọng ca có tiếng tăm như Kiều Lệ Mai, Hà My Liên, Kim Chi, Minh Thành, Hoàng Long. Tập thể nghệ sĩ này đã cố gắng khơi dậy sân khấu cải lương, hát bội và được sự ủng hộ của công chúng càng ngày càng đông đảo.

Tại Mỹ, cây sáo Nguyễn Đình Nghĩa và các con của ông, hiện định cư tại bang Virginia đã tổ chức nhiều buổi trình diễn tại các trường đại học Mỹ. Hiện Nguyễn Đình Nghĩa đang tập trung nghiên cứu, phục chế, làm mới cây đàn t"rưng và đàn đá (với đá ở Mỹ).

Hùng Cường, một kép trẻ tiếng tăm của sân khấu cải lương Sài Gòn ngày trước giờ đã "cải tạo" chuyển sang biểu diễn các loại nhạc tạp kỹ, tấu hài...

Hương Lan, con gái của nghệ sĩ Hữu Phước, hiện là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Cô chắc chắn là nữ hoàng của sân khấu cải lương nhờ chất giọng đặc sắc pha trộn giữa Thanh Nga và Út Bạch Lan. Đến Pháp năm 1978, cô đã chuyển sang hát nhạc trữ tình và trở nên rất nổi tiếng.

Phương Nguyên, nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc, sau một thời gian học tập tại Paris đã lấy được bằng tiến sĩ âm nhạc học và hiện giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Kent (bang Ohio, Mỹ).

Tại Đức, có hai gương mặt lớn của làng cải lương Sài Gòn trước đây là Phượng Mai và Thành Được. Phượng Mai, ngôi sao của sân khấu tuồng hồ quảng, đã phải chuyển sang hát nhạc nhẹ . Sau này, cô chuyển qua Mỹ và tham gia nhiều sô diễn tạp kỹ. Từ năm 1995, Phượng Mai bắt đầu về Việt Nam cộng tác với những nghệ sĩ trong nước thực hiện các vở diễn hồ quảng và cô vẫn cho thấy vị trí số một của mình ở thể loại này. Thành Được đã đi lưu diễn nhiều nơi ở châu Âu, châu Đại Dương và Mỹ nhưng không gây được ấn tượng và đã tụt dốc nhanh chóng. Sau 10 năm định cư ở Đức, anh sang Mỹ và mở một nhà hàng ở San José (bang California), xa rời mọi hoạt động nghệ thuật.

Khoảng 10 năm nữa, sân khấu cải lương ở hải ngoại có thể sẽ rơi vào quên lãng vì thiếu những nghệ sĩ trẻ tiếp bước lớp đi trước. Âm nhạc truyền thống Việt Nam tại hải ngoại chắc chắn sẽ còn "sống sót" lâu nhưng ở một mức độ thấp hơn bởi giới trẻ bây giờ chỉ say sưa với nhạc trẻ phương Tây hay nhạc Việt tây hóa.

(Theo Tiền Phong).
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
Về Đầu Trang Go down
 
Âm nhạc cổ truyền Việt Nam ở hải ngoại
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phim truyện Cạn Dầu
» Người ngoài phố
» NGƯỜI ĐI NGOÀI PHỐ
» Tấm Lòng của Biển (Hải Ngoại)
» Phượng Mai - Còn đi tìm "Người tình Hồ Quảng" ở hải ngoại

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TIN TỨC & SỰ KIỆN (NEWS & EVENTS) :: Tin tức (News)-
Chuyển đến